Trong các công thức bánh Thuận đã từng up trên Bakez thì chưa có công thức nào có cái tên và thành phần nguyên liệu không-hề-liên-quan-nhau một xíu nào như công thức này ???. Hồi còn đọc truyện tranh thấy món bánh này được dịch là “Bánh Mì Dưa” hoặc “Bánh Mì Dưa Lưới”, ấy thế nên ấn tượng trong đầu Thuận về món Melon Pan này chắc phải thơm lừng và ngọt lịm vị dưa lưới chín cây. Sau này lớn biết cách làm rồi thì mới phát hiện tên bánh có chữ “Dưa” là do bánh có hình dáng quả dưa thôi chứ nguyên liệu không có liên quan gì hết!!! (hẳn nhiều bạn giờ mới cũng biết đúng không???)
Dù có hơi thất vọng vì “sự thật đau lòng” một tẹo nhưng có làm thử rồi thì các bạn mới biết lý do vì sao món Bánh Mì Dưa này lại nổi tiếng đến vậy. Sự kết hợp tài tình giữa vị thơm, giòn và ngọt lịm của lớp vỏ bánh quy bọc lấy phần ruột bánh mì dai, mềm bên trong quả là không gì tuyệt vời hơn. Nếu các bạn đã chán các công thức bánh mì thông thường thì tại sao lại không thử công thức Bánh Mì Dưa trứ danh của Nhật Bản này nhỉ?
Fact: Dành cho các bạn nào thắc mắc là “Nếu cho thêm nước ép dưa vào trộn cùng thì hương vị bánh có thay đổi gì không?” thì kết quả là không nha ???. Trước khi quyết định chọn công thức “chuẩn Nhật” này để giới thiệu tới cả nhà thì Thuận cũng có thử biến tấu một tí với nước ép dưa lưới xem như thế nào nhưng không thành công vì vị của dưa lưới sau khi nướng không còn cảm nhận được gì, chưa kể nếu cho quá nhiều thì men trong bánh mì sẽ chuyển hoá phần đường có trong nước ép thành rượu (chắc vì thế nên người Nhật họ không cho nước ép dưa vào bánh chăng ?).
Trong trường hợp nếu có bạn nào vẫn muốn nhất quyết “Bánh Mì Dưa phải có dưa” thì có thể thử biến tấu thêm bằng cách sử dụng mứt dưa lưới để làm nhân bánh mì nha. Công thức kiểu này Thuận chưa thử nhưng chắc sẽ ngon lắm, nên bạn nào đã hoặc sẽ thử cách này thì đừng quên chia sẻ lại cho Bakez nhé!
CÔNG THỨC CHI TIẾT
Chuẩn bị: 30 phút
Nấu nướng: 15 phút
Chờ: 60-90 phút
Khẩu phần: 5 cái
Độ khó: 3/5
Nguyên liệu
Cách làm
1. Vỏ bánh quy giòn
Các bạn nên cho phần trứng từ từ vào âu, mỗi lần 5-10 gr để hỗn hợp bơ được hoà quyện
2. Bột nhào
Nếu các bạn nào dùng men khô thường (không phải men instant) hoặc men lâu ngày không dùng thì cần thực hiện thêm bước kích hoạt men (giúp men hoạt động khi ủ) bằng cách:
Trong trường hợp nếu không thấy có bọt khí tức là men đã chết hoặc không còn sử dụng được, nên bỏ đi và sử dụng túi men mới. Các bạn lưu ý không cố gắng sử dụng vì bánh sau khi ủ sẽ không nở và bị bết ruột khi nướng.
Chi tiết cách sử dụng men các bạn xem thêm bài đầy đủ trong bài sau:
Bột đạt yêu cầu có mặt láng mịn, sờ tay vào hơi dính nhưng không bị dây vào tay. Khối bột cầm vào mềm dẻo. Nếu bột quá dính thì bạn cho thêm vào âu 5-10 gr bột khô, lưu ý mỗi lần chỉ cho 2-3 gr để tránh khối bột bị khô.
Lưu ý về cách nhào bột, do đây là bước quan trọng nhất trong làm bánh mì nên các bạn tham khảo thêm cách trộn chi tiết trong bài này
Thời gian ủ tuỳ thuộc vào nhiệt độ phòng, nếu nhiệt độ phòng cao hơn bình thường (30-35 độ) thì thời gian ủ sẽ giảm 5-10 phút
3. Tạo hình
Phần vỏ bánh quy giòn các bạn chỉ cần gói phủ đều mặt viên bột là được (không cần phải gói bột hoàn toàn trong lớp vỏ bánh quy)
⚠️ CHÚ Ý
Với những bạn đã từng quen với các bài hướng dẫn làm bánh của Bakez… Read More
Những năm gần đây, Bánh Trung Thu không chỉ còn quanh quẩn ở các loại… Read More
Cứ mỗi lần Bakez giới thiệu công thức làm bánh là thế nào Thuận cũng… Read More
Nếu bạn nào đã từng thử món bánh quy vị trứng muối được đóng gói… Read More
Vậy là không khí Tết đã tràn ngập khắp mọi phố phường rồi! Nhắc đến… Read More
Bánh Trứng Muối Ngàn Lớp này chắc không còn lạ gì với những bạn đã… Read More
This website uses cookies.