Học viện Bakez

CB1 – Bài 4: Bánh quy bơ và những người bạn

Sau bài thực hành đầy “thử thách” và thú vị vừa rồi thì trong bài hôm nay, thay vì tiếp tục tìm hiểu các kiến thức hại não về bánh trái thì Thuận sẽ đưa các bạn “vòng quanh thế giới” (ẩn dụ thôi :D) để làm quen với “họ hàng” nhà bánh quy bơ ở các nước phương Tây. Để xem các loại bánh quy ở các nước và nền ẩm thực khác nhau có sự khác biệt gì so với loại bánh quy bơ chúng ta đã làm không nhé.

Biscuit 

Cái tên của bánh quy (biscuit) có nguồn gốc của từ “nướng hai lần” trong tiếng La Tinh (bis cotum) và sau này trở thành Biscuit ở Anh và Biscotti ở Ý. Dù các công thức Biscuit hiện đại đã không còn trải qua quá trình nướng hai lần nhưng tên gọi Biscuit vẫn được dùng phổ biến cho các món bánh quy bơ giòn, xốp. 

Biscuit có thể tuỳ ý thêm thắt hương vị như cacao, trà xanh,… với nhiều cách tạo hình khác nhau như vuông, tròn, xoắn ốc, thường được dùng buổi sáng bằng cách nhúng nhanh bánh vào sữa (như mình hay thấy trên quảng cáo bánh Oreo ấy :D) hoặc dùng kèm một tách trà trong các buổi trà chiều 

Scottish Shortbread

Là loại bánh quy đặc trưng của Scotland, thường có hình khối chữ nhật dài và nhiều lỗ nhỏ trên mặt. Kết cấu bánh giòn, xốp và hơi cứng. Công thức làm Shortbread cũng không có nhiều khác biệt so với Biscuit, tuy nhiên tuỳ vào các phiên bản và hương vị khác nhau mà nguyên liệu sử dụng cũng có sự khác biệt nhất định. 

Brezel (hay Pretzel)

Tên gọi Brezel bắt nguồn từ chữ Latinh “Brachium” có nghĩa “cánh tay” (vì bánh có hình dáng cánh tay khoanh lại), là một loại bánh mì hình nút vòng xoắn có nguồn gốc từ nước Đức và phổ biến ở miền Nam nước Đức, ÁoAlsace. Ngoài phiên bản bánh mì thì Brezel còn có phiên bản bánh quy với kích thước nhỏ hơn và công thức cũng khác hẳn, duy chỉ có hình dạng nút vòng xoắn là như nhau.

Này là Brezel phiên bản bánh mì

Tầm quan trọng và ảnh hưởng của Brezel đến mức thống đốc bang Pennsylvania – Ed Rendell đã tuyên bố ngày 26 tháng 4 hàng năm là ngày Pretzel quốc gia (National Pretzel Day) vào năm 2003

Biscotti

Có cùng nguồn gốc tên gọi như Biscuit, cái tên Biscotti bắt nguồn từ từ “nướng hai lần” trong tiếng La Tinh (bis cotum). Cách làm Biscotti cũng phần nào phản ánh tên gọi vì không như các loại bánh quy thông thường: bột bánh Biscotti được nắn thành ổ dài và cho vào lò nướng lần một, sau đó được cắt thành lát, để nguội rồi mang đi nướng lần hai đến khi chín hẳn. Nhờ vào quá trình nướng 2 lần mà Biscotti giòn và xốp hơn, thời gian bảo quản bánh cũng lâu hơn so với các loại bánh quy khác.

Biscotti còn được xem là món bánh giàu dinh dưỡng vì công thức bánh được kết hợp với nhiều loại hạt, quả khô để gia tăng hương vị cho bánh

Madeleines

Với những bạn đã từng thử qua Madeleines sẽ thấy lạ khi món bánh hình vỏ sò trứ danh này lại nằm trong nhóm bánh quy đúng không :D. Thật ra Madeleines cũng không hẳn là bánh quy vì nó là phiên bản lai giữa biscuit và cake nhờ vào phần vỏ giòn, xốp, thơm bơ nhưng ruột bánh lại mềm, ẩm (Thuận hay gọi các loại bánh như vậy là bánh quy mềm – soft cookies)

Thành phần nguyên liệu làm nên Madeleines không có sự khác biệt nhiều so với các loại bánh quy khác, tuy nhiên tỉ lệ chất lỏng trong bánh cao hơn và bánh phải dùng loại khuôn chuyên dụng để tạo nên hình dáng vỏ sò nổi tiếng của Madeleines.

Cookie

Tên gọi Cookie xuất phát từ một từ Hà Lan là “Koekje”- nghĩa là “chiếc bánh tròn, nhỏ”. Dù có nguồn gốc Hà Lan nhưng Cookie chỉ thực sự nổi tiếng và trở nên phổ biến khi được du nhập đến Mỹ. So với Biscuit thì Cookie khác hẳn về kết cấu và hình dạng bánh: nếu như Biscuit có hình dáng đa dạng, nhỏ, kết cấu giòn, xốp thì Cookie thường là hình tròn dẹt, kích thước trung bình, giòn xốp bên ngoài nhưng ruột bánh mềm, ẩm.

Nói đến tên gọi Cookie thì phải bàn tới sự rối loạn trong cách sử dụng từ Cookie hay Biscuit cho món “Bánh quy” trong tiếng Việt. Sự “rối loạn” này khá thú vị nên Thuận có viết một bài phân tích riêng về sự khác nhau giữa Cookie và Biscuit mà các bạn có thể tìm đọc ở đây

Đến đây thì các bạn cũng đã biết được kha khá loại bánh quy của các nước phương Tây rồi nhỉ? Tất nhiên là vẫn còn nhiều nhiều loại bánh quy nữa mà trong khuôn khổ bài viết thì Thuận không thể liệt kê hết được nên chúng ta sẽ tìm hiểu thêm ở các bài tổng hợp sau 😉 Để luyện tập thêm với món bánh này, các bạn có thể thử sức mình với các công thức bánh quy bên dưới:

Như vậy là chúng ta vừa hoàn thành xong các bài học về cách làm bánh quy cơ bản. Trong bài sau, các bạn sẽ được tiếp cận một nhóm bánh vô cùng quen thuộc (và cũng sẽ “vô cùng mới lạ”) là nhóm Bánh Bông Lan (Sponge cake). Còn quen hay lạ chỗ nào thì mình cùng click vào bài để khám phá nhé!

admin

Recent Posts

Tại sao cần phải bật lò 15 phút trước khi nướng?

Với những bạn đã từng quen với các bài hướng dẫn làm bánh của Bakez… Read More

55 năm ago

Bánh Trung Thu Nhân Trứng Muối Lava

Những năm gần đây, Bánh Trung Thu không chỉ còn quanh quẩn ở các loại… Read More

55 năm ago

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI BỘT MÌ THƯỜNG DÙNG TRONG LÀM BÁNH

Cứ mỗi lần Bakez giới thiệu công thức làm bánh là thế nào Thuận cũng… Read More

55 năm ago

Bánh Quy Trứng Muối

Nếu bạn nào đã từng thử món bánh quy vị trứng muối được đóng gói… Read More

55 năm ago

Mứt Cam Ngào Mật Ong

Vậy là không khí Tết đã tràn ngập khắp mọi phố phường rồi! Nhắc đến… Read More

55 năm ago

Bánh Quy Trứng Muối Ngàn Lớp

Bánh Trứng Muối Ngàn Lớp này chắc không còn lạ gì với những bạn đã… Read More

55 năm ago

This website uses cookies.